1. Khái niệm định vị sản phẩm/dịch vụ
Định vị sản phẩm dịch vụ là công việc tạo dựng cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp một chỗ đứng riêng biệt trong tâm trí của khách hàng qua 2 yếu tố chính là chất lượng và giá cả.
Định vị sản phẩm là nét đặc trưng của bạn trên thị trường; làm thế nào để thị trường và đối thủ cạnh tranh nhận biết sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Việc định vị sản phẩm của bạn sẽ có ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào trong kế hoạch marketing của bạn.
Định vị sản phẩm nên dựa vào lợi ích của sản phẩm bạn đưa ra, khách hàng của bạn là ai, và đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm của họ như thế nào. Hãy đưa ra lời tuyên bố định vị sản phẩm tập trung và cô đọng.
2. Các chiến lược định vị sản phẩm/dịch vụ
Biểu đồ định vị sản phẩm/dịch vụ
Chiến lược “more for more”
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị (thiết kế) sản phẩm/dịch vụ với chất lượng vượt trội hơn đối thủ, đồng thời đẩy giá thành của sản phẩm/dịch vụ cao hơn nhằm tạo được vị thế cao cấp, sang trọng cũng như là trang trải các chi phí đã bỏ ra.
Chiến lược “more for more” là một chiến lược rất hữu hiệu khi nó được đặt trong một nền kinh tế ổn định và thị trường với nhiều khách hàng tiềm năng giàu có.

Đồng hồ Rolex – Định vị sản phẩm theo chiến lược “more for more”
Chiến lược “more for the same”
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị thương hiệu với chất lượng tốt hơn đối thủ nhưng định giá thành ngang với đối thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược này thích hợp đối thị trường có mức độ cạnh tranh cao, khi mà doanh nghiệp bạn muốn hạ gục đối thủ cạnh tranh.

Hãng xe Toyota tung dòng xe Lexus với những tính năng tốt hơn nhưng vẫn giữ giá thành ngang so với Mercedes và BMW
Chiến lược “the same for less”
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm/dịch vụ với chất lượng ngang bằng đối thủ nhưng định giá thành thấp hơn đối thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Cũng giống như chiến lược “more for the same”, chiến lược “the same for less” thích hợp đối với thị trường có mức độ cạnh tranh cao, khi mà doanh nghiệp bạn muốn hạ gục đối thủ cạnh tranh.

AMD tung ra thị trường các sản phẩm chip điện tử với những tính năng ngang ngữa nhưng với giá thành thấp hơn so với INTEL
Chiến lược “less for much less”
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm/dịch vụ với chất lượng thấp hơn đối thủ và định một mức giá thấp nhất có thể (dĩ nhiên là thấp hơn đối thủ).
Chiến lược này thích hợp trong một nền kinh tế bất ổn, khi trong thị trường mà đa số các khách hàng tiềm năng là những người có thu nhập thấp.

Miliket nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập thấp
Chiến lược “more for less”
Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định vị sản phẩm/dịch vụ với chất lượng cao hơn đối thủ nhưng định giá thành thấp hơn đối thủ.
Chiến lược này dùng để giành lấy thị phần nhưng lại chỉ thích hợp trong một thời gian ngắn bởi lợi nhuận trong quá trình áp dụng là rất thấp.

Home Depot – Nhà cung cấp sản phẩm vật liệu, thiết bị và dịch vụ về nhà cửa với chất lượng tốt hơn nhưng giá thành rẻ hơn so với các nhà cung cấp khác như Lowe’s