Các bước cần thiết để lập 1 kế hoạch marketing hiệu quả nhất

Kế hoạch marketing (marketing plan) là một bảng chỉ dẫn chi tiết những nội dung và phạm vi các hoạt động Marketing. Nội dung chủ yếu của một kế hoạch marketing (marketing plan) bao gồm nhiệm vụ, mục tiêu, phân tích tình huống, sự phát triễn của các cơ hội, thị trường mục tiêu , các chương trình Marketing, ngân sách, thời gian thực hiện .

Đối với bất kỳ 1 doanh nghiệp nào thì việc xây dựng một kế hoạch Marketing hiệu quả giúp cho bạn thu được kết quả kinh doanh tốt nhất thì bạn cần phải đầu tư công sức và chất xám của bạn. Để có 1 chiến lược tốt, để có thể tiết kiệm thời gian thì các cá nhân và doanh nghiệp cần phải có kế hoạch Marketing hiệu quả.

Nhìn chung công việc khá đơn giản nhưng để đưa ra được 1 kế hoạch tốt thì đòi hỏi người làm Marketing trực tuyến hay Marketing Online phải có cái nhìn tổng quát về thị trường, hiểu rõ về tình hình cơ cấu doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của công ty.

ke-hoach-marketing-1

Một kế hoạch marketing bao gồm các phần sau:

1. Tóm tắt hoạt động (Executive summary):

Trình bày khái quát, ngắn gọn mục tiêu và đề nghị của kế hoạch để nhà quản trị nắm bắt những vấn đề nổi trội.

2. Tình hình markerting hiện đại (Current marketing situation):

Trình bày những dữ liệu cơ bản (có thể trong nhiều năm) về thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối và môi trường vĩ mô.
Tình hình thị trường (Market situation): những dữ liệu về thị trường mục tiêu: quy mô, mức tăng trưởng, nhu cầu, nhận thức và những khuynh hướng mua sắm của khách hàng.
Tình hình sản phẩm (Product Situation): mức bán, giá, mức đóng góp vào lợi nhuận biên, lợi nhuận.
Tình hình cạnh tranh ( Competitive Situation): dự liệu của những đối thủ cạnh tranh chủ yếu về quy mô, mục tiêu, thị phần, chất lượng sản phẩm, chiến lược Marketing, những đặc trưng khác để hiểu về dự định và hành vi của họ.
Tình hình phân phôi( Distribution Situation): quy mô và tầm quan trọng của mỗi kênh phân phối.
Tình hình mội trường vĩ mô (Macroenviroment Situation): mô tả những khuynh hướng của môi trường vĩ mô_dân số, kinh tế,công nghệ, chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội_tác động đến tương lai của dòng sản phẩm này.

3. Phân tích cơ hội và vấn đề (Opportunity and Issue analytsis):

Phân tích cơ hội/ thử thách (Opportunity Threats analytis): các nhà quản trị phải nhận rõ các cơ hội và thử thách chủ yếu cho sản phẩm.
Phân tích điểm mạnh/điểm yếu (Strengths/Weaknesses Analytsis: Các nhà quản trị cần nhận rõ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và của sản phẩm.
Phân tích vấn đề (Issues Analysis): công ty sử dụng những phân tích, đánh giá trên để xác định vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch.
4. Các mục tiêu (Objectives):

Các nhà quản trị phải xác định các mục tiêu về tài chính và Marketing của kế hoạch.
Các mục tiêu tài chính (Financial Objectives) như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, lợi nhuận…
Các mục tiêu Marketing (Marketing Objectives) như mức bán thị phần, đầu mối phân phối…
5. Chiến lược Marketing (Marketing Strategy):

Trình bày những hướng Marketing thực hiện để đạt các mục tiêu trên. Nội dung của chiến lược Marketing bao gồm các vấn đề sau:
Thị trường mục tiêu(Taget Marketing) Định vị (Positioning) Dòng sản phẩm (Product Line) Giá (Price) Đầu mối phân phối (Distribution Outlets) Lực lượng bán hàng (Salesforce) Dịch vụ (Service) Quảng cáo (Advertising) Khuyến mãi (Sales Promotion) Nguyên cứu và phát triển (Research and Development)
6. Chương trình hành động (Action Programs):

Những nội dung trên được phân tích chi tiết và cụ thể để trả lời câu hỏi sau:
Những công việc gì sẽ phải làm? Khi nào làm? Ai sẽ làm? Chi phí bao nhiêu?
7. Dự tính lỗ lãi (Projected Profit-and-Loss Statement):

Dự tính ngân sách hoạt động Marketing và các khoản chi phí khác;dự tính mức bán và lỗ lãi.Ngân sách nếu đươc cấp nhận sẽ là cơ sở để phát triển kế hoạch sản xuất ,tuyển chọn nhân viên,và thực hiện Marketing.

8. Kiểm soát(Controls)
Giám sát tiến trình thực hiện kế hoạch

 

9. Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp
Việc đầu tiên bạn cần phải hiểu thị trường mà bạn làm Marketing, đây là công việc không bao giờ được thiếu sót. Càng nghiên cứu sâu thì bạn càng có một kế hoạch Marketing chi tiết và hiệu quả nhất.
Những vấn đề bạn cần lưu ý thị trường:
  • Nên tìm thị trường ngách làm thị trường mục tiêu vì sẽ ít đối thủ cạnh tranh và bạn sẽ có cơ hội làm vua trên mảnh đất ngách này.
  • Dùng Google để nghiên cứu thị trường sản phẩm hiện có của doanh nghiệp để tung ra các chiến lược tốt nhất. Và hãy nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh của bạn nữa nhé.
  • Phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu, nhu cầu khách hàng khi mua hàng cũng như khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, mô hình của thị trường, thực trạng bán hàng…
10. Nội lực doanh nghiệp
Hãy xem doanh nghiệp của bạn đang ở mức độ nào để lên kế hoạch.
Cần phải hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp mình trong kế hoạch tới là gì, doanh nghiệp trước mắt có khả năng gì? ngân sách và công việc ưu tiên. Phải chú trọng đến gì đầu tiên.
Lên một danh sách chi tiết các thông tin về công ty, đặc điểm về các sản phẩm..điều này giúp bạn có một nền tảng vững chắc để lên được những kế hoạch phù hợp. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về công ty mình, khi nghiên cứu đối thủ thì bạn sẽ nhận ra được điểm khác biệt của công ty mình với đối thủ, các điểm nhấn sẽ gây hứng thú với khách hàng. Hãy chú ý đến ngân sách mà công ty hỗ trợ cho các chiến dịch của mình nhé.
11. Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược Marketing online
Cần hoạch định rõ các công cụ online mà bạn sẽ sử dụng trong chiến lược này bao gồm:
  • Search Engine Optimization ( SEO ): đây là chiến dịch mả bạn phải tối ưu hóa website của bạn với các công cụ tìm kiếm như Google,Bing, Yahoo… nhằm mục đích đưa website của bạn đứng trang đầu với các từ khóa mà khách hàng tìm kiếm về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ưu điểm: đúng nhu cầu của khách hàng, khách hàng sẽ đều đặn vào website của bạn một cách hoàn toàn miễn phí.
  • Pay Per Click – Search Engine Marketing ( SEM ): đây là dịch vụ mà bạn sẽ phải đấu thầu và trả tiền cho các lượt click, truy cập đến website của bạn thông qua các quảng cáo. hình thức này sẽ tiêu tốn khá nhiều tiền của doanh nghiệp nếu như từ khóa đó quá hot.
  • Affiliate Marketing: Sử dụng các website khác quảng cáo cho sản phẩm của bạn và trích cho họ phần trăm lợi nhuận. Đây là phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, nhất là cách doanh nghiệp hoạt động ban hang online mạnh mẽ.
  • Viết bài và chia sẻ: bạn có bài viết hay, chất lượng và được nhiều người chia sẻ thì thông tin của bạn sẽ được chia sẻ lan rộng một cách nhanh chóng và điều này cũng giúp cho website của bạn được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao hơn.
Xây dựng chiến lược Marketing truyền thống
  • Viết bài cho tạp chí, báo địa phương và các ấn phẩm khác trong lĩnh vực của bạn điều này sẽ giúp bạn được mọi người biết đến như là một chuyên gia
  • Bán hàng trực tiếp qua cửa hàng
  • Sử dụng thông cáo báo chí, triển lãm giúp bạn lan truyền rất tốt.
  • Tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến tay người dùng.
  • Hàng đổi hàng của bạn được bộ máy tìm kiếm đánh giá cao hơn.
12. Ngân sách dành cho chiến lược Marketing
Một kế hoạch hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng tạo ra được thu hút được sự chú ý lớn từ người tiêu dùng. Cần có bảng kê khai chi tiêu dự kiến đầy đủ và rõ ràng để phân bổ ngân sách hợp lý và tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
13. Đo lường và đánh giá kết quả của kế hoạch
Để hoàn thành công đoạn này, cần thực hiện các công việc:
  • Khảo sát khách hàng
  • Theo dõi, đo lường doanh số bán hàng, lượng truy cập website,..
  • Xác định được chiến lược nào đang chạy hiệu quả
  • Đo lường hiệu quả, lợi nhuận thu về